Thông tin chung
OECD bắt đầu triển khai Dự án OECD Chống Tham nhũng và Liêm chính Thương mại Đông Nam Á (SEACAB)1Dự án SEACAB là một phần của Dự án Chống Tham nhũng và Liêm chính của OECD – một hoạt động được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh. từ năm 2018, nhằm thúc đẩy tính liêm chính trong thương mại tại khu vực, thông qua nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về nguy cơ tham nhũng cũng như khả năng làm giảm nguy cơ tham nhũng. Dự án được thực hiện với sự phối hợp của các đối tác và dự án chính trong khu vực. Trong những hoạt động được triển khai dưới sự bảo trợ của Dự án SEACAB, có những nội dung sau: (i) các hội thảo chuyên đề và các sự kiện kêu gọi cùng hành động tổ chức theo khu vực, (ii) hoạt động nâng cao năng lực, (iii) các báo cáo khu vực về xu hướng chống tham nhũng và các đánh giá nguy cơ tham nhũng.
Sản phẩm đầu ra cuối cùng nêu trên, được triển khai với tên gọi “Công cụ Tự đánh giá dành cho Các quy trình Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng”, là một công cụ tương tác được thiết kế đặc biệt dành cho Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs)2Doanh nghiệp SMEs là công ty có số người lao động dưới 250 người. kể cả doanh nghiệp hoạt động tại khu vực Đông Nam Á haz ở các khu vực khác. Phương pháp tiếp cận này được lựa chọn nhằm hỗ trợ các công ty thực hiện đánh giá nguy cơ tham nhũng xuyên suốt các chuỗi cung ứng MNE.
Công cụ này được thiết kế với độ bao quát đủ lớn vì nó tính đến sự đa dạng của doanh nghiệp SMEs, bởi các doanh nghiệp có thể mang những đặc trưng khác biệt đáng kể; và công cụ được đề xuất có độ dài và độ phức tạp về nội dung vừa đủ để không tốn quá nhiều thời gian và nhân lực thực hiện – đây là một yêu cầu quan trọng từ phía các doanh nghiệp SMEs. Do đó, đây không phải là một công cụ toàn diện, mà được thiết kế là một công cụ nhanh và rõ ràng, phần cuối của bảng câu hỏi có kèm theo một danh sách nguồn thông tin mà các doanh nghiệp SMEs có thể sử dụng để cải thiện các đánh giá về nguy cơ tham nhũng, dựa trên điểm đánh giá đạt được.
Công cụ Tự đánh giá dành cho Các quy trình Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng này được xây dựng dựa trên các chủ đề chính nằm trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về nguy cơ tham nhũng. Các doanh nghiệp SMEs có thể sử dụng công cụ này để nhận biết những nội dung cần được cải thiện trong các quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng đã có.
Công cụ Tự đánh giá dành cho các công ty không phải là một hình thức chứng nhận cho các quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng. Nó cũng không chứng thực được liệu một công ty có đáp ứng được bất kỳ yêu cầu pháp lý nào của quốc gia sở tại hay không. Công cụ cũng không ảnh hưởng đến quan điểm của các thành viên OECD cũng như các thành viên khác thuộc Nhóm công tác OECD về Hối lộ.
Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng là gì?
Đánh giá nguy cơ là một quy trình lập sơ đồ đánh giá những nguy cơ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu của công ty. Nói cụ thể, việc đánh giá nguy cơ tham nhũng được thực hiện nhằm phát hiện và đo lường những mảng nào, những hoạt động nào có nguy cơ không thống nhất với văn bản pháp luật của quốc gia cũng như các tiêu chuẩn quốc tế và điển hình tốt phù hợp về nội dung chống tham nhũng. Nội dung của đánh giá nguy cơ tham nhũng cần bao quát tất cả loại hình giao dịch và hoạt động thương mại trong nước và quốc tế mà một công ty thực hiện, lưu ý đến bối cảnh và môi trường kinh doanh của công ty, cũng như xem xét những hoạt động này được diễn ra tại nước nào và/hoặc khu vực nào. Một quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng không thể bỏ qua tính liêm chính và uy tín của các bên thứ ba thay mặt cho công ty3Đây là một mong đợi nằm trong các tiêu chuẩn ứng xử doanh nghiệp quốc tế. Để biết thêm thông tin, xin xem hướng dẫn RBC của OECD nội dung chuỗi cung ứng và các mối quan hệ trong kinh doanh. (đưa liên kết), vì đây là những nhân tố có thể tiếp xúc với các nguy cơ liên quan đến tham nhũng.
Việc đánh giá nguy cơ tham nhũng không phải là một quy trình tĩnh và chỉ thực hiện một lần rồi thôi, mà nó cần phải là một hoạt động diễn ra liên tục và chủ động để tạo cơ sở cho việc cập nhật và điều chỉnh các biện pháp kiểm soát nội bộ liên quan đến tham nhũng cũng như một chương trình chống tham nhũng của một công ty (nếu có). Nó cho phép các công ty thiết kế hiệu chỉnh các đáp ứng về chính sách giảm nhẹ đối với những nguy cơ tham nhũng cụ thể, đã được xác định.4OECD Hy Lạp-Dự án OECD: Hỗ trợ Kỹ thuật Chống Tham nhũng, Hướng dẫn Rà soát Nguy cơ và Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng trong ngành Công nghiệp của Hy Lạp Hơn nữa, việc công bố thông tin về các quy trình quản lý nguy cơ tham nhũng của công ty cũng như các kết quả, nếu có, của hoạt động đánh giá nguy cơ tham nhũng có hiệu chỉnh sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng và có sức mạnh đến các bên hữu trách, khách hàng, các bên thứ ba và các cơ quan quản lý, rằng công ty đó nhìn nhận nghiêm túc vấn đề tham nhũng và cam kết phòng ngừa, làm giảm và xử lý khi xảy ra tham nhũng.5OECD Hy Lạp-Dự án OECD: Hỗ trợ Kỹ thuật Chống Tham nhũng, Hướng dẫn Rà soát Nguy cơ và Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng trong ngành Công nghiệp của Hy Lạp
Một quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng bao gồm nhận diện, phân tích và đánh giá nguy cơ các loại hình tham nhũng theo định nghĩa.6https://rm.coe.int/eccd-cra-methodology-proposal-en/168098f194#:~:text=A%20CRA%20is%20a%20(diagnostic,as%20%E2%80%9Cco%2Dordinated%20activities%20to
Vì sao Công cụ Tự đánh giá dành cho Các quy trình Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng hữu ích cho các công ty?
Đánh giá các nguy cơ tham nhũng là một hoạt động nền tảng giúp làm giảm bớt gián đoạn, giúp đạt được các mục tiêu tài chính và phi tài chính, và giúp đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát liên quan đến tham nhũng phù hợp với mục đích. Ngoài ra, đây còn là một yếu tố nữa mà các cơ quan thực thi pháp luật đánh giá khi rà soát đánh giá chương trình tuân thủ của công ty.
Một quy trình quản lý nguy cơ cho phép các công ty xác định được khu vực nguy cơ có thể dẫn đến những gián đoạn trong hoạt động và gây ra vấn đề đối với hoạt động thường quy, từ đó xử lý được sớm và hiệu quả. Trong bối cảnh tuân thủ chống tham nhũng và hối lộ, hoạt động đánh giá nguy cơ tham nhũng thường là một thành phần bắt buộc cho bất kỳ một chương trình tuân thủ có hiệu quả nào. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã đưa nội dung này vào luật chống tham nhũng và các quy định dành cho các công ty như một yêu cầu pháp lý. Ví dụ, tại Chile, Điều 4, Luật 20.3937https://www.bcn.cl/leychile/navegar?idNorma=1008668 đã quy định các công ty phải áp dụng một mô hình phòng chống trong đó có nội dung đánh giá nguy cơ. Ở Châu Âu, Pháp8https://www.legifrance.gouv.fr/jorf/id/JORFTEXT000033558528/ và Vương quốc Anh9Vương quốc Anh đã ra hướng dẫn xoay quanh các tham số đánh giá nguy cơ. Tại Nguyên tắc III trong số Sáu Nguyên tắc của một chương trình tuân thủ Quy trình Đầy đủ, Bộ Tư pháp của Vương quốc Anh (MOJ) đã đưa ra thảo luận nội dung đánh giá nguy cơ. Theo quy định, một công ty cần phải đánh giá “bản chất tiếp xúc và mức độ tiếp xúc của các cá nhân có liên quan đại diện cho công ty đối với các nguy cơ tiềm ẩn bên trong và bên ngoài dẫn đến hối lộ.” Ngoài ra, hoạt động đánh giá nguy cơ cần phải được thực hiện định kỳ, cần có lý do thực hiện, và cần được tài liệu hóa. Từ hoạt động đánh giá nguy cơ, một công ty cần có khả năng “nâng cao áp dụng các quy trình đánh giá nguy cơ phù hợp với quy mô và cơ cấu của tổ chức cũng như phù hợp với bản chất, phạm vi và nơi thực hiện các hoạt động.” UK Bribery Act 2010. cũng như nhiều quốc gia khác đã đưa quy trình này vào như một yêu cầu pháp lý đối với các công ty có hoạt động tại thị trường của họ và ở nước ngoài. Tại Mỹ, Bộ Tư pháp (DOJ) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã ra hướng dẫn FCPA cụ thể để các công ty hiểu được các nguy cơ pháp lý tiềm ẩn có liên quan đến hoạt động thương mại tại các quốc gia khác trong bối cảnh của FCPA và triển khai thực hiện, cập nhật các chương trình tuân thủ của mình.10https://www.justice.gov/criminal-fraud/fcpa-resource-guide Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã ban hành luật và hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân đánh giá và quản lý các nguy cơ tham nhũng.11https://www.nacc.go.th/abas/upload/download/guidelines_en.pdf
Một quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng hiệu quả giúp mỗi công ty xác định và tập trung nỗ lực và nguồn lực để xử lý tốt hơn vấn đề tham nhũng. Quy trình đánh giá này không chỉ giúp giảm bớt các nguy cơ tài sản bị chuyển đổi do tham nhũng cũng như nguy cơ chịu phạt hình sự và lệ phí pháp lý đáng kể cho công ty, mà còn giảm được chi phí vì có thể ước tính chính xác hơn nguồn lực phân bổ cho các nỗ lực thực hiện tuân thủ. Đồng thời, hoạt động này còn giảm được chi phí thông qua phân bổ nguồn tài chính cho các biện pháp kiểm soát hiệu quả hơn nhằm vào các nguy cơ ưu tiên, cũng như phần tài chính vượt quá khả năng chịu rủi ro của công ty.
Mục tiêu của Chỉ số
Công cụ Tự đánh giá dành cho Các quy trình Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng được thiết kế phục vụ cho các doanh nghiệp SMEs đã có sẵn các chương trình tuân thủ phòng chống tham nhũng và hối lộ, dựa trên nội dung đánh giá nguy cơ tham nhũng mà doanh nghiệp đã thực hiện trước đó. Với công cụ này, chúng tôi không nhằm giúp các công ty xây dựng từ đầu quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng, mà là hỗ trợ các công ty xác định trong quy trình đánh giá của mình có điểm yếu nào, cũng như để hiểu được phương pháp đánh giá của các công ty đã được xây dựng ở mức độ nào, từ đó có thể cải thiện được các quy trình nói trên. Điều này sẽ giúp các công ty đầu tư nguồn lực của mình tốt hơn đồng thời cải thiện được các quy trình thủ tục để xây dựng văn hóa liêm chính, đồng thời tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, và quan trọng hơn cả là giảm nguy cơ tham nhũng.
Hướng dẫn sử dụng
Khi tiến hành đánh giá các quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng hiện có, các công ty cần yêu cầu nhiều cán bộ tham gia vào hoạt động đánh giá. Ví dụ, nếu người thực hiện đánh giá là một cán bộ quản lý hoạt động tuân thủ, thì việc có thêm các quan điểm khác, chẳng hạn như quan điểm của một đồng nghiệp là cán bộ kiểm toán hay cán bộ pháp lý, sẽ có thể giúp hiểu thêm về mức độ phát triển/bối cảnh của tổ chức. Các cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu cho các hợp đồng nhà nước cũng như tham gia vào quá trình lựa chọn các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ, đều có thể đóng góp được những hiểu biết thấu đáo có giá trị về khả năng cải thiện các quy trình đánh giá nguy cơ tham nhũng.
Phương pháp
Công cụ Tự đánh giá dành cho Các quy trình Đánh giá Nguy cơ Tham nhũng được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia – đây là những tiêu chuẩn đã được thử nghiệm với OECD và các chuyên gia về khu vực tư nhân.
Danh mục các tiêu chuẩn quốc tế này không phải là một danh mục toàn diện, mà chỉ gồm một số thành phần thường thấy nhất khi đề cập đến hướng dẫn quốc gia và quốc tế.